Những lễ hội hoa “đỉnh cao” trên thế giới

Những lễ hội hoa “đỉnh cao” trên thế giới

Rực rỡ sắc hoa, ngập tràn niềm vui và được hòa mình trong một không khí rộn rã, tưng bừng là những điểm thu hút du khách đến với những lễ hội hoa này.

Feria de las Flores (Medellin, Colombia)

 
Medellin là thành phố trung tâm của hoa tại Colombia, một quốc gia cung cấp đến 70% số lượng hoa cho nước Mỹ. Lễ hội hoa của Medellin, Feria de las Flores bắt đầu từ khoảng giữa những năm 1950 như là hoạt động quảng bá cho các nhà trồng hoa trong khu vực. Lúc ban đầu với quy mô nhỏ, lễ hội chỉ đơn giản là người dân tổ chức một cuộc diễu hành qua các tuyến phố của khu vực Medellin nhưng đến nay nó đã trở thành một lễ hội kéo dài đến một tuần với cuộc diễu hành rất lớn gọi là Silletas được thực hiện quanh thành phố.
Bắt đầu từ 28/6 đến tận 7/8, Feria de las Flores thu hút ngày càng nhiều các du khách đến đây thăm quan mỗi năm để không chỉ hoà chung niềm vui tại đây mà còn được thoả sức ngắm nhìn trăm hoa đua sắc.
 
 
Cuộc diễu hành hoa hồng Pasadena (Mỹ)
 
Bắt đầu được tổ chức từ năm 1890, lễ diễu hành hoa hồng tại Pasadena là một trong những lễ hội hoa và cũng là lễ hội mừng năm mới lớn nhất miền Tây nước Mỹ. Tâm điểm của lễ hội là những chiếc xe hoa được trang trí rất cầu kỳ, vui mắt bằng nhiều loại hoa nhưng chủ yếu là hoa hồng.
Lễ hội được ấn định là luôn tổ chức vào ngày đầu tiên của Năm mới ngày 1/1, trừ trường hợp ngoại lệ nếu rơi vào Chủ nhật thì mới chuyển sang ngày hôm sau. Nguyên tắc này là do ban tổ chức đề ra để tránh bị trùng với ngày đi lễ nhà thờ.
 


 
Lễ hội Madeira (Funchal, Bồ Đào Nha)
 
 
Khi mùa xuân đến và trăm hoa bắt đầu đua nở cũng là lúc đảo Madeira bắt đầu rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội hoa được tổ chức vào tháng Tư hàng năm tại thủ đô Funchal. Lễ hội kéo dài trong 4 ngày với rất nhiều hoạt động rộn rã, tưng bừng. Những giỏ hoa đẹp mắt ngập tràn những cửa hiệu, ngôi nhà còn đường phố thì bao phủ bởi những thảm hoa dài thơm ngát.
 
Điểm nhấn của lễ hội hoa tại đây là buổi diễu hành của các em thiếu nhi vào ngày đầu của buổi lễ cùng cuộc diễu hành chính với những chiếc xe lớn được trang trí đầy hoa và các vũ công trong phục trang lộng lẫy. Hoạt động được tổ chức với hy vọng đem lại một thế giới hoà bình hơn cho người dân tại khắp nơi trên thế giới.
 
 
 
Thảm hoa (Brussels, Đức)
 
 
Cứ khoảng 2 năm 1 lần, Đại điện tại Brussel, Đức lại tổ chức một sự kiện độc đáo nhất trên thế giới. Những chuyên gia về hoa từ các thành phố sẽ tề tựu tại đây để tạo nên một thảm hoa khổng lồ từ hơn 700.000 bông hoa thu hải đường.
 
Hoạ tiết trang trí trên thảm hoa mỗi lần đều khác nhau như năm 2008, người ta lấy đã lấy cảm hứng từ những chiếc thảm của thế kỷ 18 để tạo ra nó. Được đem trưng bày trong 3 ngày từ 14/8 đến tận 17/8 nên người ta đã lựa chọn loài hoa thu hải đường vì đây là một loài hoa có khả năng chịu nắng rất giỏi.
 
 
 
Lễ hội hoa Chiang Mai (Thái Lan)
 
Những tuần đầu tiên trong tháng Hai là một thời điểm đặc biệt tại Chiang Mai, Thái Lan khi tất cả những loài hoa xinh đẹp đều bắt đầu nở rộ và đường phố thì ngập tràn với hương sắc của chúng.
Thành phố ở phía Bắc Thái Lan này vô cùng nổi tiếng với sự phong phú đa dạng của các loại hoa và cây trồng tuyệt sắc. Lễ hội hoa được diễn ra thường niên tại đây là dịp để du khách có cơ hội được ngắm nhìn chúng một cách đầy đủ nhất. Với hơn 3.000 loài phong lan tiêu biểu cùng những loài hoa quý hiếm khác, cũng dễ hiểu khi thành phố Chiangmai được gọi là “ Hoa hồng của phương Bắc” và là một thiên đường nơi hạ giới với những ai đam mê vẻ đẹp của hoa.
 
 
 
Lễ hội Panagbenga (Baguio, Philippin)
 
 
Từ “Panagbenga” trong tiếng Philippin có nghĩa là “trăm hoa đua nở”. Không giống như các lễ hội khác, lễ hội hoa Panagbenga kéo dài đến tận 1 tháng với cao điểm hoạt động là vào những ngày cuối tuần.
 
 
Đường phố ngập tràn với những xe hoa được trang trí lộng lẫy và những vũ công xinh đẹp. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995, lễ hội hoa này nhanh chóng nổi tiếng trên toàn cầu và giờ nó đã trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch quan trọng của Philippin, một điểm đến lý tưởng cho những ai ưa thích hội hè và vẻ đẹp của hoa.
 
Những lễ hội hoa “đỉnh cao” trên thế giới
“Shopping” tại chợ hoa hoành tráng nhất Hà Lan

“Shopping” tại chợ hoa hoành tráng nhất Hà Lan

Nếu được một lần nhìn thấy, bạn sẽ chỉ muốn mang hết cả “rừng” hoa của xứ sở cối xay gió này về nhà thôi!

 
Chỉ cách trung tâm thành phố Amsterdam một giờ đi xe, chợ hoa Aalsmeer là trung tâm buôn bán đấu giá hoa tươi “hoành tráng” nhất Xứ sở cối xay gió và có diện tích mặt sàn lên tới 990.000 m², tương đương 250 sân bóng đá tiêu chuẩn. Đây cũng là tòa nhà lớn thứ hai trên thế giới với gần 20 triệu bông hoa được tiêu thụ mỗi ngày (vào những dịp đặc biệt như ngày của mẹ, số lượng hoa tiêu thụ có thể lên tới 28 triệu bông).
Khởi đầu từ một cửa hàng hợp tác nhỏ năm 1911-1912, Aalsmeer ngày nay đã mở rộng thành trung tâm buôn bán hoa đầu mối của cả châu Âu. Tại đây tập trung hàng nghìn thương gia đăng ký đấu giá với gần 60.000 giao dịch mỗi ngày. Số lượng nhân viên chính thức tại chợ hoa là 2000 người, chưa kể lực lượng 12.000 dân địa phương được thuê bởi các công ty liên quan nhằm hỗ trợ khách hàng, xuất nhập khẩu và bán sỉ.
 
Việc mua bán hoa tại Aalsmeer diễn ra tại 5 phòng đấu giá theo tiêu chuẩn Hà Lan. Trong mỗi phòng đấu giá đều có đồng hồ lớn đặt tại trung tâm, chiếc đồng hồ này sẽ kết nối với một màn hình máy tính lớn giúp hiển thị toàn bộ quá trình đấu giá cũng như thông tin về sản phẩm và hình ảnh lô hàng.
Các thương gia có thể đến trực tiếp tham gia đấu giá hoặc sử dụng chương trình mua bán từ xa thông qua máy tính cá nhân. Khi mỗi giao dịch thành công, từng xe chở hoa sẽ được chuyển thẳng đến nơi tập kết của người mua thông qua một hệ thống đường ray vận tải nhỏ xuyên suốt trung tâm dài 16 km. Điều thú vị là, tất cả người mua sẽ trả hoàn toàn bằng tiền mặt, hệ thống không thanh toán bằng thẻ tín dụng đâu nhé.
Cùng đi một vòng thăm thú chợ hoa “khủng” nhất Hà Lan này nào.
Một phòng đấu giá thường có khoảng vài trăm thương gia.
 
Giá hoa tươi thế giới hôm nay như thế nào, hoàn toàn phụ thuộc vào những phiên đấu giá tại Aalsmeer này đấy! (ảnh 5) Không chỉ có hoa tươi, Aalsmeer còn cung cấp rất nhiều loại cây cảnh nhỏ.
 
Hoa ở đây chủ yếu có nguồn gốc từ Hà Lan, Isarel, Keyna, Uganda và được xuất đi Mỹ, Đức, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Nga và các quốc gia Đông Âu khác.
 
Để bảo quản hoa ở điều kiện tốt nhất, tổ hợp này sử dụng một phòng làm lạnh có diện tích lên tới 40.000 m2 kèm theo đó là rất nhiều máy phát điện dự phòng.
 
Mỗi năm chợ hoa Aalsmeer tiếp đón hơn 115.000 lượt khách tham quan.
Hòa chung với không khí mùa xuân đang rạo rực khắp châu Âu sau một kỳ nghỉ đông ảm đạm, Aalsmeer đang ở thời điểm nhộn nhịp rực rỡ nhất trong năm với muôn vàn loại hoa khoe sắc. Bất kể bạn muốn trồng hoa, buôn hoa hay đơn giản chỉ là một khách du lịch muốn có những trải nghiệm mới lạ, chợ hoa Aalsmeer chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Rực rỡ "quốc hoa" các nước trên thế giới

Rực rỡ "quốc hoa" các nước trên thế giới

Cũng giống như quốc kì, quốc ca, quốc hoa là loài hoa tiêu biểu, là đại diện cho nét đặc trưng văn hóa của dân tộc. Ngoài vẻ đẹp, loài hoa được chọn còn phải bao hàm ý nghĩa về mặt biểu tượng và tâm linh với mỗi quốc gia.
 
Hoa hồng – “Sự lựa chọn hoàn hảo”
 
Với vẻ đẹp, hình dáng và hương thơm đặc trưng đầy sức lôi cuốn, hoa hồng là loài hoa biểu trưng được lựa chọn nhiều nhất tại các nước phương Tây.
 
 
Với ý nghĩa là biểu tượng của cuộc sống, tình yêu, sự tận tụy cũng như sắc đẹp và sự vĩnh hằng, hoa hồng đã chính thức được công nhận là quốc hoa của Mỹ vào ngày 20/11/1986. Giống hồng được lựa chọn là loại hồng đỏ phổ biến nhất hiện nay.
 
 
Biểu tượng của nước Anh là hoa hồng Tudor có nguồn gốc từ cuộc Chiến tranh hoa hồng (1455-1485). Đây là cuộc nội chiến xảy ra giữa hai dòng họ Lanchester (với biểu tượng hoa hồng đỏ) và York (với biểu tượng hoa hồng trắng). Chiến tranh kết thúc với chiến thắng của Henry Tudor, người nhà Lanchester. Ông đã sáng lập nên vương triều Tudor cai trị nước Anh và xứ Wales trong 117 năm với quốc huy được lựa chọn là hoa hồng Tudor – biểu tượng hoa được thống nhất từ biểu tượng của hai dòng họ.
 
 
Khắp nơi trên đất nước này, đâu đâu cũng thấy hoa hồng. Thật thiếu xót nếu không nhắc đến Bulgaria, "xứ sở của hoa hồng". Hoa hồng trở thành quốc hoa của Bulgaria một cách hoàn toàn tự nhiên như chính sắc đẹp đi vào lòng người của nó.
 
Ngoài ra, có thể kể tên của nhiều nước khác như Iran với loài hồng Damask, Irag, Maroc, Bồ Đào Nha, Maldives với hồng Polyantha, hồng Canina của Romania.
 
Hoa tulip – Đơn giản là sự đam mê
 
 
Nhắc đến hoa tulip là người ta nghĩ ngay đến Hà Lan như là một nét đặc trưng văn hóa của đất nước này. Đây không phải là một loài hoa bản địa mà có nguồn gốc từ các quốc gia Hồi Giáo vùng Turkestans, Ba Tư. Nguồn gốc của tên gọi từ chữ “Turban”- một loại khăn quấn đầu của đàn ông Hồi Giáo và được dịch sang tiếng La Tinh là “Tulipa”.
 
Khoảng giữa thế kỉ 16, hoa tulip được đưa từ đế quốc Ottoman, Thổ Nhỹ Kì vào Châu Âu và rất được ưa chuộng tại nhiều nước, đặc biệt là Hà Lan. Đã có thời, người ta tranh nhau đổ xô đi mua loại hoa này, đẩy mức giá của nó “lên cao ngất ngưởng”, sự kiện này đã được lịch sử ghi nhận là “cơn sốt hoa tulip” diễn ra tại Hà Lan vào năm 1636-1637.   
 
Hoa anh đào – Thắm đượm tinh thần dân tộc
 
 
Xuất hiện ở nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và cả châu Mỹ nhưng hoa anh đào dường như đã gắn liền với đất nước Nhật Bản.
 
Đặc điểm của loài hoa này là thường rơi khi còn đang độ tươi thắm nên nó gắn liền với tinh thần võ sĩ đạo samurai, biết chết một cách cao đẹp. Nó là biểu trưng cho sắc đẹp, sự thanh cao, trong trắng nhưng cũng đượm chút nỗi buồn vì sự ngắn ngủi, phù dung của một “kiếp hoa”.
 
Hoa Iris – Biểu tượng của hoàng gia
 
 
Quốc hoa được Pháp lựa chọn là hoa Iris với hình ảnh hoa đã được cách điệu có tên là “fleur-de-lis”. Nó chính thức là biểu trưng cho nước Pháp từ thế kỉ 13. Loài hoa này từ xưa đã được coi là biểu tượng của Đức mẹ đồng trinh Mary nên nó được coi là biểu tượng của thần linh. Dưới thời vua Louis IX, ba cánh của hoa được xem là tượng trưng của sự trung thành, uyên bác và niềm hi vọng. Hình ảnh của nó được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm hội họa hay trong nghệ thuật kiến trúc.
 
Hoa sen – Ý nghĩa từ nguồn cội
 
 
Ấn Độ là một quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa gắn liền với hình ảnh hoa sen. Từ thời cổ đại, hoa sen đã là biểu tượng thiêng liêng của người Hindu, có vị trí vô cùng quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của họ. Hình ảnh hoa sen hiện diện rất nhiều trong truyền thuyết, thơ ca, kiến trúc và cuộc sống thường nhật của người Ấn Độ. Do đặc trưng của loài hoa này “sống gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nên nó là tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết của tâm hồn.
 
“Nghía” qua một số loài hoa của các nước khác nữa nhé
 
Hoa keo vàng (Golden Wattle) – quốc hoa của Úc
 
Hoa muồng hoàng yến ( Ratchaphruek) của Thái Lan
 
Hoa lan chuông ( Lili of valley) của Phần Lan
 
Hoa nguyệt quế núi (Mountain laurel) bang Conneticut, Mỹ
 
Cây chua me đất (Shamrock) của Ireland
 
Lá phong (Maple leaf) – biểu tượng của Canada. Hình ảnh lá phong còn xuất hiện trên quốc kỳ của Canada đấy! 
 
Hiện nay, Việt Nam cũng đang tiến hành bầu chọn Quốc hoa Việt với “ứng cử viên nặng kí” là hoa sen bên cạnh các đề cử khác như hoa mai, hoa đào, cây tre. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào tối nay, ngày 29/1 trong lễ hội “Hồn hoa Việt”.
Châu Á rực rỡ đón Trung thu

Châu Á rực rỡ đón Trung thu


Người dân các nước châu Á náo nức chuẩn bị những chiếc bánh nướng, đèn lồng rực rỡ và trang hoàng đường phố để đón Trung thu.



Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hàng năm. Tại Việt Nam, đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng. Ở các nước khác, đây còn là Tết Đoàn Viên. Ở nhiều nơi, người ta tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng và trang trí đèn lồng rực rỡ chào đón Trung thu. Ảnh: Xinhua



Mô hình đèn lồng rực rỡ và ý nghĩa, mang chủ đề "Gia đình yêu dấu" trong triển lãm đèn lồng tại Hong Kong nhân dịp Trung thu. Ảnh: Info.gov.hk



Người bán hàng trên đường Burmah ở Penang, Malaysia, giơ những chiếc đèn lồng bán chạy nhất trong năm nay, với hình dạng mô phỏng nhân vật Minion trong bộ phim hoạt hình ăn khách "Kẻ cướp mặt trăng" của Mỹ.



Đèn lồng trung thu đủ loại ở khu phố người Hoa ở đảo quốc sư tử Singapore. Ảnh:Timeoutsingapore



Một quầy bán đồ Trung thu trên con phố Hàng Mã, Hà Nội. Ảnh: Triip.me



Những con chuồn chuồn khổng lồ và những chậu hoa rực rỡ ở triển lãm hoa tại Singapore. Ảnh: Gardensbythebay



Người công nhân lau mô hình chiếc bánh Trung thu khổng lồ tại một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Bánh Trung thu và đèn lồng là những vật phẩm không thể thiếu trong lễ hội trăng rằm ở Trung Quốc. Ảnh: AP


Người dân Singapore tụ tập mua sắm cho ngày lễ Trung thu sắp đến tại khu Ngee Ann City. Ảnh: Kevwish




Đảo quốc Singapore trang trí rất nhiều đèn lồng và còn bắn pháo hoa nhân dịp Tết Trung thu, thời điểm được cho là trăng tròn đẹp nhất trong năm.
Rực rỡ quốc hoa của 10 nước ASEAN

Rực rỡ quốc hoa của 10 nước ASEAN

Bắt nguồn từ biểu tượng của nhà vua thời Trung cổ ở châu Âu, quốc hoa là loài hoa biểu trưng cho một nước, được mọi người dân yêu thích. Ở mỗi nước quy định, ý nghĩa về quốc hoa lại khác nhau.
Myanmar, hoa dáng hương mắt chim
Quốc hoa của Myanmar là hoa padauk (Pterocarpus indicus), loài hoa thơm mọc thành chùm nhỏ màu vàng. Theo quan niệm của người Myanmar, loài hoa này là biểu tượng của tuổi trẻ, tình yêu và sự lãng mạn. Hoa padauk đóng một vai trò không thể thiếu trong các nghi lễ truyền thống và tôn giáo ở xứ sở Chùa Vàng.
Indonesia với hoa nhài, lan mặt trăng và hoa xác thối
Indonesia có đến ba loài hoa được coi là quốc hoa. Hoa nhài tượng trưng cho sự cao quý và tinh khiết. Hoa lan mặt trăng là một loài hoa phong lan đẹp mọc phổ biến ở Indonesia. Hoa xác thối là loài hoa đặc hữu chỉ có trên đảo Sumatra, nổi tiếng thế giới với kích thước khổng lồ và mùi tương tự như một miếng thịt thối.
Philippines với hoa nhài Ảrập
Loài hoa này có màu trắng, các cánh tỏa ra hình ngôi sao với hương thơm ngọt ngào đặc trưng. Xuất hiện trong các truyền thuyết, truyện dân gian và các bài hát của Philippines, hoa sampaguita được coi là biểu tượng của sự tinh khiết, khiêm nhường, giản dị và sức mạnh.
Brunei với hoa simpor
Hoa simpor (dillenia suffruticosa) có cánh lớn màu vàng tươi. Loài hoa này thường được tìm thấy dọc theo các con sông ở Brunei, đặc biệt là sông Temburong, và cả các khu vực đầm lầy hoặc cát trắng. Hình tượng hoa simpor xuất hiện rộng rãi trong các mẫu mã thủ công truyền thống của Brunei và được đưa lên đồng tiền 1 dollar của quốc gia này.
Thái Lan với hoa muồng hoàng yến
Những người dân Thái coi màu vàng của loài hoa này như là màu sắc của Phật giáo và sự vinh quang. Hoa ratchaphruek cũng tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa hợp của người Thái.
Campuchia với hoa rumdul
Hoa rumdul (mitrella mesnyi) có màu vàng nhạt, hình dáng tròn trĩnh. Hoa có hương thơm đặc biệt quyến rũ trong đêm tối, bởi vậy mà trong nhiều thế kỷ người phụ nữ Campuchia thường được ví von với loài hoa này. Thường được trồng làm cảnh ở nơi công cộng, hoa rumdul có thể được bắt gặp ở mọi nơi trên đất nước Campuchia.
Rực rỡ quốc hoa của 10 nước ASEAN